Sử dụng điện thoại hỗ trợ việc học tập!

Câu hỏi là, sử dụng điện thoại có hỗ trợ 3G như thế nào để phục vụ cho việc học được tốt hơn? Vì không phải lúc nào mọi người cũng ngồi ở máy tính?

Câu trả lời:Việc sử dụng như thế nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào kỹ năng và kiến thức về phần mềm điện thoại của bạn trong đó có những kỹ năng như :

- Tìm kiếm thông tin bài giảng, truy cập vào các site học tập, search google mobile,... với một số trình duyệt web chuyên dụng hỗ trợ cho điện thoại di động như MiniOpera , Skyfire,...

- Đọc
file bài giảng (định dạng pdf), doc, excel, ppt,... một số dòng điện thoại cần chuyển đổi dùng phần mềm mobile reader hoặc regligo

- Giữ kết nối thường xuyên bằng các phần mềm giao tiếp như email, chat yahoo hoặc skype,... với 1 số phần mềm chat như eBuddy, OLA , KimKim, Vitalk, hay ... Fring

- Soạn thảo tài liệu dạng đơn giản với Premier offfice hoặc Office Suite,...

- Nghe lại file bài giảng audio hoặc video với định dạng phù hợp hoặc 3gp hoặc mp4,... tuỳ vào dòng điện thoại.

http://files.myopera.com/image4u/albums/3468342/ScreenShot1.jpg
Hình : Tra từ với TMADict trên sáu béo Nokia 6600
- Học tiếng Anh, tra từ điển (kiểu như Kim từ điển) với 1 số pm từ điển

- Dùng như 1 USB để lưu tài liệu (cần usb cable hoặc bluetooth,...)

- Dùng như 1 máy ảnh số hoặc scan đơn giản để chụp (quét bài học) nhanh chóng (cần có den flash và chức năng auto focus)

- Dùng như 1 máy ghi âm để ghi lại bài giảng trên lớp (với đủ bộ nhớ và pin bạn có thể ghi âm liên tiếp 8-12 tiếng nhờ sự trợ giúp của 1 số phần mềm ghi âm chuyên dụng,...)

- Dùng để thu và phát hình trực tiếp bài giảng cho bạn bè ở xa cùng học hoặc lưu lại để về nhà xem lại (live record,on flying) với 1 số phần mềm chuyên dụng như qik.com,...

- Với công nghệ trình chiếu hiện đại, ước mơ sử dụng thiết bị di động trình chiếu đã trở thành hiện thực với điện thoại di động tích hợp máy chiếu LG GW825v , tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng máy chiếu di động cỡ nhỏ Optoma PK301 kích cỡ 30 mm x 70 mm x 120 mm chỉ để gọn trong bàn tay để kết nối trực tiếp với điện thoại di động. Viễn cảnh ngày nào trình chiếu giới thiệu sản phẩm dự án thuyết phục khách hàng, đối tác ngay tại một quán cafe yên tĩnh hay xemina, trình chiếu bài giảng trên lớp chỉ với 1 chú dế (hoặc 1 chú dễ ghép nối với một máy chiếu cực nhỏ gọn trong bàn tay) đã trở thành hiện thực nhờ các thành tựu công nghệ trình chiếu mới nhất.
...
Nói chung cấu hình 1 điện thoại smartphone hiện nay cũng phải tương đương với sức mạnh 1 máy tính 486 khoảng 10 năm trước nên chắc chắn bạn có thể dùng nó để học, giải trí, và dùng cho 1 số tác vụ công việc đơn giản như nhận trả lời email, soạn thảo trình chiếu đơn giản,...

- Tuy nhiên các phần mềm bài giảng trực tuyến trên flash thì k0 phải điện thoại nào cũng hỗ trợ mặt khác việc truy cập qua 3g hay gprs khá tốn kém k0 khả thi lắm nhưng bạn có thể copy các file vào thẻ nhớ để nghe offline.

Để sử dụng được các tiện ích trên hỗ trợ cho việc học cũng như các nhu cầu công việc giải trí khác của bạn, cái bạn cần là một chiếc điện thoại thông minh smartphone ví dụ Nokia dòng Eseries hoặc các loại tương đương của các hãng khác. Kết nối mạng Internet qua gpr hay 3g, wifi,... 1 thẻ nhớ đủ lớn >1GByte (4G càng tốt, to quá thì truy cập và chạy ứng dụng càng chậm, nhỏ quá thì k0 chưa được nhiều pm)

Giá 1 điện thoại dùng được các tính năng trên thường từ 2tr-4tr (đắt hơn thì còn nhiều thứ nữa,...) ví dụ Nokia E63 ~3tr đ,...

Yêu cầu là bạn cần kết nối mạng với gprs hoặc 3g, hạn chế là phải cân nhắc về phí thuê bao nhưng nếu dùng wifi thì vô tư...

Bài viết tham khảo : về sử dụng các pm tiện ích trên điện thoại Nokia

Theo Topica

Bài viết này có giúp ích cho bạn không? Nếu muốn bạn có thể tán thưởng tác giả bằng cách soạn một tin nhắn ủng hộ:

BUY TOT gửi 8785 với chi phí 15000 đ

Chúc các bạn sử dụng thành công!

Chúc các bạn có một sự lựa chọn đúng và hài lòng với nhiều khám phá thú vị cùng chiếc smartphone của mình và hưởng trọn vẹn niềm vui số cùng chiếc điện thoại thông minh của bạn


0 Response to "Sử dụng điện thoại hỗ trợ việc học tập!"

Đăng nhận xét

powered by Blogger | WordPress by Newwpthemes | Converted by BloggerTheme